Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây vô cùng sôi động. Doanh nghiệp nào cũng cố gắng tìm ra điểm độc đáo thu hút khách hàng mục tiêu. Điều này khiến cho bài toán xây dựng thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Bài viết này sẽ làm rõ được cách xây dựng thương hiệu từ con số 0 và chiến lược cũng như quy trình xây dựng thương hiệu
Những yếu tố cần khi xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là gì?
Cách xây dựng thương hiệu là quá trình gắn cho tổ chức, công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể một ý nghĩa, đặc điểm nhất định bằng cách tạo dựng và định hình một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu tốt là một trong những cách lôi kéo khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình. Mục tiêu của việc này là thu hút và giữ chân khách hàng trung thành.
Tại sao việc xây dựng thương hiệu lại quan trọng?
Có 1 điều không thể phủ nhận rằng việc giành được sự tin tưởng và tình yêu thương của khách hàng chính là tài sản có giá trị lớn nhất của một doanh nghiệp. Theo khảo sát của Nielsen năm 2012, 59% khách hàng thường lựa chọn sử dụng dịch vụ của những thương hiệu mà họ thấy quen thuộc và tin tưởng.
- Thúc đẩy quyết định mua hàng: Cách xây dựng thương hiệu tốt là tạo ra cảm giác tin cậy và sự liên kết cảm xúc, khiến khách hàng ưu tiên sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn các đối thủ.
- Xây dựng lòng tin và sự trung thành: Một thương hiệu nhất quán và đáng tin cậy giúp khách hàng cảm thấy an tâm khi lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này dẫn đến sự trung thành, từ đó tăng doanh thu lâu dài.
- Tăng giá trị doanh nghiệp: Thương hiệu mạnh không chỉ hấp dẫn khách hàng mà còn thu hút các nhà đầu tư và đối tác. Nó làm tăng giá trị tổng thể của doanh nghiệp và mở rộng cơ hội phát triển.
Xem thêm: Vậy xây dựng thương hiệu cần có những gì?
3 thành phần cấu tạo nên khung chiến lược xây dựng thương hiệu
Để bắt đầu xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, bạn cần xác định rõ 3 thành phần quan trọng:
- Brand core (giá trị cốt lõi của thương hiệu): Giá trị, tầm nhìn và mục tiêu của thương hiệu
- Brand positioning (định vị thương hiệu): Khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu và mục tiêu nhận thức
- Brand persona (chân dung thương hiệu): Tính cách, giọng văn và tagline của thương hiệu
Chiến lược xây dựng thương hiệu cần những yếu tố gì?
Sau khi đã làm rõ được 3 phần chính trong chiến lược xây dựng thương hiệu, ta cần tìm hiểu về quy trình xây dựng hiệu.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả nhất
Quy trình xây dựng thương hiệu cho người mới bắt đầu
Quy trình xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và chiến lược bài bản. Đây là hành trình định hình cách mà thương hiệu của bạn được nhận diện và cảm nhận bởi khách hàng. Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn từng bước tiếp cận quá trình này một cách rõ ràng, dễ hiểu, để tạo nền tảng vững chắc cho thương hiệu của mình.
Xác định đối tượng mục tiêu
Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ thường hướng tới một nhóm khách hàng cụ thể, vì vậy cần xác định rõ đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Tiếp theo, hãy tìm hiểu sâu về insights của nhóm này và phát triển thông điệp thương hiệu phù hợp để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề đó. Đồng thời, quá trình xác định khách hàng mục tiêu cũng là cơ hội để nhận ra những lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu
Tuyên bố sứ mệnh có thể được hiểu là một hình ảnh đại diện của bạn. Nó sẽ giúp phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh. Nói một cách đơn giản đó chính là cách mà bạn cho thế giới biết bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì, bạn khác biệt với những người khác như thế nào.
Nghiên cứu thương hiệu khác
Mỗi thương hiệu thì đều có 1 định hướng và hướng đi riêng, do vậy chúng ta không nên bắt chước những ý tưởng của họ, mà ta quan sát cách họ xây dựng thương hiệu. Hãy tập trung nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn đang quảng bá hình ảnh của họ như thế nào. Từ đó ta có thể học tập những điểm mạnh của họ và xây dựng thương hiệu riêng cho mình.
Tìm ra đặc điểm nổi bật và lợi ích của thương hiệu của bạn
Nếu bạn đang trên con đường xây dựng thương hiệu thì bạn cần tìm ra điểm độc đáo và khác biệt của bạn so với những người khác. Từ đó hãy đào sâu vào những yếu tố nổi bật để có những cách xây dựng thương hiệu riêng. Trên thị trường hiện nay có hàng ngàn sản phẩm có công dụng giống nhau tuy nhiên đặc điểm của sản phẩm lại khác nhau. Vậy nên bạn cần tìm được điểm “đắt giá” của sản phẩm có thể thu hút được sự chú ý của công chúng.
Tìm ra điểm đặc trưng của sản phẩm là phần quan trọng việc xây dựng thương hiệu
Tạo logo và tagline cho thương hiệu
Logo là biểu tượng và tagline chính là lời tuyên bố đi xuyên suốt, thể hiện đầy đủ và chính xác bản sắc của một thương hiệu. 2 phần này chính là thứ dễ gây thiện cảm với khách hàng nhất, do vậy doanh nghiệp cần đầu tư để tối ưu 2 yếu tố này để tối ưu hoá hình ảnh của thương hiệu.
Xây dựng tông giọng thương hiệu
Tông giọng thương hiệu bao gồm ngôn ngữ được sử dụng trong quảng cáo, nội dung trên các phương tiện truyền thông. Hiểu đơn giản là tông giọng thương hiệu chính là 1 quy chuẩn phát ngôn cố định với khách hàng.
Tham khảo thêm: Bí kíp xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội hiệu quả
Đó chính là cách xây dựng thương hiệu từ con số 0 bao gồm cả chiến lược và quy trình mà Wemark muốn chia sẻ cho bạn. Bạn đã sẵn sàng áp dụng để xây dựng thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp của mình? Hãy bắt đầu ngay hôm nay!
0 Bình luận